BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Vượng Nguễn
Thứ Tư, 22/05/2024

TẤM PIN MẶT TRỜI VÀ HỆ KHUNG GIÁ ĐỠ

  • Hệ thống tấm pin được đặt cố định nên việc tính toán góc nghiêng và hướng của tấm pin là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sản lượng của hệ thống.
  • Ở Việt Nam, tấm pin quay về và dốc xuống hướng nam để nhận được nguồn năng lượng lớn nhất từ mặt trời. Do đó, tùy theo diện tích, vị trí và các vật thể đổ bóng lên vị trí lắp pin mà cần tính toán góc nghiêng và góc xoay của hệ thống tấm pin cho phù hợp.
  • Hệ thống tấm pin phải được gắn trên hệ khung giá đỡ áp dụng cho từng loại địa hình khác nhau.

Hình 5.1: Hướng đề xuất của tấm Pin và góc nghiêng trung bình để đón nắng tốt.

  • Hệ khung đỡ tấm pin cần đảm bảo các đặc điểm sau:
  • Kết cấu vững chắc, chịu đựng được sức gió lớn cấp 10, giật cấp 12 để phòng ngừa khi gặp bão.
  • Bền bỉ với thời gian vì hệ thống NLMT có tuổi thọ hơn 25 năm.
  • Dễ lắp ráp, lắp dựng trên các dạng mặt bằng khác nhau. Hệ khung chế tạo đơn giản để giảm chi phí nguyên liệu, chi phí vận chuyển và chi phí nhân công lắp đặt.
  • Khối lượng của hệ khung đỡ tấm pin quang điện không quá nặng để đảm bảo an toàn cho công trình thi công (tòa nhà, mái nhà …)
  • Đánh giá tải trọng của hệ thống:
    • Mỗi tấm pin nặng 23 kg. Tổng khối lượng các tấm pin dự kiến : số tấm x 23kg.
    • Đảm bảo sao mà tải trọng hệ thống có thể đạt được: 20kg/m2
1.1.1  Lắp đặt hệ khung giàn tấm pin trên mặt bằng bê tông:
  • Khung giàn tấm pin được thiết kế sao cho tấm pin quay về hướng chính nam với góc nghiêng 10o.
  • Khung giàn được thiết kế chắc chắn bằng vật liệu thép hộp và nhôm, có thể chịu được tải trọng gió theo khí hậu của khu vực lắp pin.
  • Khung đỡ của tấm pin được thiết kế các lỗ để bắt vít chặt tấm pin vào khung giàn.
  • Chú ý đến vấn đề chống thấm trên mái bằng bê tông khi thực hiện quá trình khoan để lắp dựng khung giàn.
  • Chiều cao phần chân của giàn khung tối thiểu 1.2 mét (khoảng cách từ tấm pin đến mặt bằng bê tông).
  • Phần chân của khung giàn được dựng đứng trên mặt bằng bê tông trên tấm chân đế sắt bề dày tối thiểu 2.5mm.
  • Khoảng cách giữa các tấm pin tối thiểu 20 mm.
  • Khoảng cách giữa 2 dãy tấm pin tối thiểu 0.5 mét để đảm bảo không có trường hợp đổ bóng giữa các dãy và tạo lối đi cho việc vệ sinh các tấm pin.
  • Các vật tư khác dùng cho lắp đặt như: bass nẹp giữa, bass nẹp cuối, … được chế tạo từ nhôm chuyên dụng bền bĩ với thời gian và dễ dàng thay thế.

Hình 5.2: Cách lắp đặt trên mặt bằng bê tông

1.1.2  Lắp đặt hệ khung giàn tấm pin trên mái tole/ mái ngói:
  • Để thuận lợi cho quá trình thi công trên mái tole/ngói thì khung giàn và tấm tin thường đặt tùy thuộc vào hướng của mái nhà và chịu giảm hiệu suất hệ thống.
  • Mái ngói mặt trước Tòa nhà Hành chính theo hướng chính nam và nghiêng dốc 30tương đối phù hợp cho việc bố trí các tấm pin.
  • Chú ý đến vấn đề chống thấm trên mái tole/ngói khi thực hiện quá trình khoan để gia cố các thanh đỡ của khung giàn.
  • Sử dụng các bass nẹp để cố định tấm pin và khung giàn đỡ, các bass nẹp không được quá cao so với mặt pin vì sẽ gây đổ bóng vào các cell làm giảm hiệu suất hệ thống.
  • Có thể bố trí xà gồ theo chiều dọc hoặc chiều ngang tấm pin như lắp các tấm pin trên mặt đất và cố định các tấm pin vào xà gồ bằng các Bass nẹp.
  • Khoảng cách giữa các tấm pin tối thiểu 20 mm, khoảng cách giữa 2 dãy tấm pin tối thiểu 0.2 mét, và khoảng cách giữa các tấm pin đến mặt mái ngói tối thiểu 5cm để tạo không gian thông gió tản nhiệt cho hệ thống pin.
  • Các vật tư khác dùng cho lắp đặt như: bass nẹp giữa, bass nẹp cuối, … được chế tạo từ nhôm chuyên dụng bền bĩ với thời gian và dễ dàng thay thế.

Hình 5.3: Cách lắp đặt trên mặt bằng mái ngói

1.1.3   Phương án chống thấm:
  • Sử dụng dung dịch chống thấm thẩm thấu chuyên dụng, độ bền cao, chất lượng tốt và dùng rộng rãi trong xây dựng.
  • Bề mặt sân thượng / mái ngói cần được vệ sinh sạch sẽ để việc thi công trực tiếp đạt hiệu quả tối ưu.
  • Đối với mặt bằng bê tông:
    • Đánh dấu các vị trí lắp dựng chân của khung giá.
    • Khoan lỗ vào nền bê tông và đổ lớp sika lỏng vào lỗ khoan.
    • Đóng vít nở để bắt tấm chân đế sắt vào mặt bê tông.
    • Đổ một lớp sika đặc dày 2cm phủ quanh tấm chân đế.
  • Đối với mặt bằng mái ngói:
    • Tháo gở viên ngói tại một vài vị trí đặt bass nẹp.
    • Khoan lỗ vào phần bê tông bên dưới lớp ngói và đổ lớp sika lỏng vào lỗ khoan.
    • Đóng vít nở, bắt bass nẹp vào vị trí khoan.
    • Đổ một lớp sika đặc dày 1cm phủ phần đế của bass nẹp và vít vừa lắp.
    • Gắn viên ngói vào vị trí ban đầu.
  • Thường xuyên kiểm tra các vị trí thi công để đảm bảo chất lượng công việc và kịp thời xử lý sự cố phát sinh.
1.1.4   Cách đấu nối các tấm pin thành dãy:
  • Khi đấu dây cần đảm bảo đầu tiếp xúc sạch sẽ và khô ráo.
  • Kiểm tra điện áp của từng module trước khi đấu song song, nếu thấy hiện tượng đảo cực hoặc chênh lệch lớn hơn 10V thì cần kiểm tra lại
  • Mỗi tấm pin luôn có sẵn 0.9m dây DC 4mm2 và 02 cổng MC4. Có thể đấu nối các cổng MC4 lại với nhau để tạo ra dãy tấm pin có điện áp cao hoặc đấu nối song song các tấm pin để tạo nên dãy tấm pin có dòng điện lớn hơn, số lượng tấm pin càng nhiều thì công suất của hệ thống tấm pin càng lớn.

Hình 5.4: Cách đấu nối dãy tấm pin.

1.1.5   An toàn trong quá trình lắp đặt:
  • Các module khi tháo ra khỏi thùng phải sử dụng 02 người dùng 02 tay để nâng tấm pin ra khỏi thùng.
  • Không để tấm pin rơi trong lúc vận chuyển hoặc vật cứng rơi vào tấm pin.
  • Không làm trầy xước lớp anode hóa trên khung, sẽ làm giảm tuổi thọ của khung.
  • Khu vực làm việc phải khô ráo.
  • Không được mở hộp đấu nối trên tấm pin hoặc cắm các Jack MC4 để tạo thành một mạch kín, vì hệ thống tấm pin sẽ phóng điện và gây nguy hiểm.
  • Không sử dụng các tấm pin bị vỡ kính cường lực hoặc có vết rạng trong tấm pin vì có thể gây giật điện khi chạm vào bề mặt tấm pin hoặc khung nhôm.

1.2   BỘ INVERTER VÀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT

1.2.1   Lắp đặt các bộ Inverter
  • Vận chuyển, nâng đỡ bộ Inverter cẩn thận, tránh rung lắc, va đập và đặt đứng/nằm theo đúng tư thế nhà sản xuất đề xuất.
  • Kiểm tra điều kiện môi trường thích hợp cho từng loại Inverter (dạng gắn tường, giàn khung/ dạng đặt đứng trên nền bê tông).
  • Vị trí lắp đặt chắc chắn, thông thoáng giúp tản nhiệt và đảm bảo nằm ngoài khu vực nguy cơ cháy nổ.
  • Inverter luôn được kết nối với hệ thống tiếp địa trong quá trình hoạt động (không sử dụng biến áp cách ly).
  • Inverter đề xuất loại Sunny Tripower Core 1 – 50KW của nhà sản xuất SMA là loại Inverter dạng đứng đầu tiên trên thế giới, thuộc thế hệ thứ 3 của dòng Tripower danh tiếng.
  • Cách lắp đặt Inverter được thực hiện như sau:
    • Kiểm tra vật lý thiết bị Inverter và linh kiện kết nối liên quan.
    • Gắn inverter vào giá đỡ hoặc 4 chân trụ để định vị đứng Inverter trên mặt bằng.
  • Kết nối cáp điện AC, kiểm tra thiết bị bảo vệ Inverter bằng thiết bị đóng cắt 3 pha.
  • Kết nối cáp điện DC, đo đạc điện áp của từng dãy tấm pin để đảm bảo điện áp vào Inverter trong mức cho phép. Kiểm tra thiết bị đóng cắt bảo vệ 1 pha.

1.2.2      Thiết lập Hệ thống giám sát giao diện người dùng:

  • Inverter được trang bị kèm thiết bị Webconnect với chức năng truyền data trực tiếp từ Inverter đến Sunny Portal thông qua kết nối Internet để giám sát hệ thống tối đa 4 Inverter. Với hệ thống có công suất cao, SMA cung cấp giải pháp giám sát với thiết bị SMA Cluster Controller hoặc SMA Data Manager để giám sát cho hơn 25 Inverter và các thiết bị ngoại vi khác.
  • Kết nối Inverter vào mạng Internet thông qua cáp mạng RJ45, mỗi Inverter sẽ được gán một địa chỉ IP.
  • Mở Web browser và nhập địa chỉ IP để vào trang thiết lập cấu hình hệ thống.
  • Tiến hành cấu hình thiết bị Inverter tuần tự theo các bước trên trang thiết lập.
Viết bình luận của bạn
Thu gọn