Hướng Dẫn Thiết Kế Và Lắp Đặt Điện Mặt Trời Cho Gia Đình Tối Ưu Nhất
Vượng Nguễn
Thứ Tư,
29/05/2024
ăng lượng mặt trời ngày càng phát triển cũng như đang được sự khuyến khíc đầu tư từ nhà nước đã làm cho rất nhiều nhà đầu tư quan tâm trong vài năm trở lại đây. Khi bạn đã xác định lựa chọn tốt nhất cho ngôi nhà của bạn là một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới, chúng tôi muốn giúp bạn định cỡ hệ thống của mình một cách chính xác và tối ưu nhất có thể. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn làm cách nào để định cỡ một hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới phù hợp nhất với mức độ tiêu thụ điện hiện tại của bạn mà không lo thiếu hụt hoặc quá cỡ (tốn chi phí).
Là một đơn vị cung cấp và thi công điện mặt trời uy tín, chúng tôi làm theo quy trình từng bước để định cỡ các hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới hoạt động theo các ràng buộc và nhu cầu của Khách hàng.
Những yếu tố liên quan đến việc xây dựng công suất hệ thống điện năng lượng mặt trời
Bước đầu tiên là tìm hiểu nhu cầu sữ dụng của khách hàng để thiết kế công suất của hệ thống điện năng lượng mặt trời..
- Thiết kế theo ngân sách đầu tư: Xây dựng một hệ thống trong ngân sách mục tiêu của bạn.
- Thiết kế theo không gian lắp đặt: Xây dựng một hệ thống dựa trên không gian bạn có, tối ưu không gian nhất có thể.
- Thiết kế theo Sản lượng điện mặt trời: Xậy dựng một hệ thống cung cấp đủ mức tiêu thụ điện năng hiện tại của gia đình bạn, nói cách khác là dựa trên hóa đơn tiền điện hàng tháng của nhà bạn.
Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi cung cấp một hệ thống thỏa mãn các thông số kỹ thuật của Khách hàng, nhưng cũng cần tính đến các yếu tố về kích thước, vị trí địa lý, kế hoạch tương lai của Khách hàng… Một số vấn đề phổ biến mà chúng tôi thường gặp như:
- Mức độ bức xạ mặt trời tại địa phương của bạn.
- Hướng và góc nghiêng của các tấm pin năng lượng mặt trời.
- Kế hoạch mở rộng trong tương lai.
- Hiệu suất và hiệu quả của hệ thống
Bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan từng bước về quy trình lặp đặt hệ thống năng lượng mặt trời dựa trên những hạn chế trên.
Các bước định cỡ quy mô điện mặt trời áp mái cho ngôi nhà của bạn
1. Ước tính nhanh
Đầu tiên, tham khảo mức sử dụng điện (kWh) từ hóa đơn điện để có cái nhìn tổng quan về mức độ tiêu thụ điện hiện tại của nhà bạn.
Hiện nay, Nhà nước đang có các chế độ đãi ngộ rất tốt cho những người dân, doanh nghiệp lắp hệ thống điện mặt trời và mua lại sản lượng điện mặt trời dư thừa của người dân với giá tốt. Do đó trước tiên, bạn cần xác định rõ ràng là bạn lắp điện năng lượng mặt trời để giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng hay để bán lại cho điện lực nhả nước.
Tiếp theo, chúng tôi dựa theo số liệu thống kê số giờ nắng trong ngày tại địa phương, cũng như hướng nhà bạn để có phương án tốt nhất để hệ thống đạt hiệu quả tốt nhất có thể.
Số liệu về bức xạ mặt trời tại VN
Vùng | Giờ nắng trong năm | Cường độ BXMT (kWh/m2, ngày) | Ứng dụng |
Đông Bắc | 1600 – 1750 | 3,3 – 4,1 | Trung bình |
Tây Bắc | 1750 – 1800 | 4,1 – 4,9 | Trung bình |
Bắc Trung Bộ | 1700 – 2000 | 4,6 – 5,2 | Tốt |
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ | 2000 – 2600 | 4,9 – 5,7 | Rất tốt |
Nam Bộ | 2200 – 2500 | 4,3 – 4,9 | Rất tốt |
Trung bình cả nước | 1700 – 2500 | 4,6 | Tốt |
Để ước tính chung, chúng ta có thể sử dụng công thức đơn giản bên dưới, sau đó tinh chỉnh thêm ở các bước sau:
(kWh hàng năm ÷ 365 ngày ÷ Số giờ nắng trung bình mỗi ngày) x 1.2 (Hiệu suất thiết bị) = Công suất pin cần thiết.
(kWh hàng tháng ÷ 30 ngày ÷ Số giờ nắng trung bình mỗi ngày) x 1.2 (Hiệu suất thiết bị) = Công suất pin cần thiết.
Nếu địa thế ngôi nhà của bạn không thể lắp đặt pin năng lượng mặt trời theo hướng thuận lợi nhất, thì chúng ta có thể sẽ cần phải điều chỉnh tăng số lượng tấm pin mặt trời lên.
Một ví dụ nhỏ để các bạn có thể dễ hình dung. Tôi sống ở Bình Dương, theo bản đồ bức xạ mặt trời Việt Nam nhà của tôi sẽ có thể nhận trung bình 5.5 giờ nắng mỗi ngày. Rất nhiều phải không? – Đó là lợi thế của Bình Dương và cũng là lý do tại sao tôi lại ở đây và đang sở hữu một hệ thống điện năng lượng mặt trời. Tôi sử dụng 700 kWh mỗi tháng, tức là 8400 kWh mỗi năm. Theo công thức ta có:
(8400 kWh ÷ 365 ngày ÷ 5.5 giờ nắng) x 1.2 = Hệ thống điện NLMT hòa lưới 5kw
2. Tính toán diện tích lắp đặt hệ thống
Bảng tính chung diện tích lắp đặt.
Kích thước tấm pin NLMT trung bình ( 2000mm x 1000mm) có chênh lệch tùy hãng tùy loại pin |
2 m2 |
Lắp 1 KW cần 3 tấm pin (Tùy vào loại pin,và cách lắp thì diện tích có thể thay đổi 1 ít) |
6 m2 |
Hệ thống 5 KW như trên cần |
30 m2 |
3. Tinh chỉnh thiết kế hệ thống dự tính
Để có thể lắp đặt chuẩn xác một hệ thống PV phù hợp với nhu cầu của bạn, đòi hỏi chúng tôi phải khảo sát thực tế vị trí địa lý ngôi nhà của bạn. Xem xét liệu mái nhà của bạn có thực sự là lựa chọn khả thi để nhận tối đa ánh sáng mặt trời hay không?
- Lưu ý: Về nguyên tắc để nhận được tối đa lượng bức xạ mặt trời các tấm pin mặt trời của bạn cần hướng về phía Xích Đạo. Việt Nam nằm ở bắc bán cầu, vì thế các tấm pin nên được hướng về phía nam.
Một mái nhà là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất để lắp đặt điện mặt trời hộ gia đình. Nó có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí lắp đặt điện mặt trời so với các dự án lắp trên mặt đất (các chi phí giá đỡ dưới mặt đất rất đắt). Thêm nữa với kiến trúc xây dựng nhà ở Việt Nam, mái nhà thường nghiêng tạo độ dốc, điều này rất có lợi cho việc bố trí các tấm pin quang điện. Điện mặt trời áp mái cũng giúp chúng ta dễ dàng bố trí các thiết bị khác như inverter năng lượng mặt trời, lưới điện… gần nhau hơn, điều này giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí dây dẫn cũng như giảm thiểu hao hụt điện năng truyền tải. Nói tóm lại, nếu mái nhà của bạn đạt yêu cầu về kỹ thuật thì việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái là tuyệt vời nhất.
Có 2 trường hợp thường gặp liên quan đến diện tích mái nhà là:
- Không gian mái nhà rộng rãi: Điều này là rất tốt, cho phép bạn có nhiều phương án hơn trong việc lựa chọn các loại pin năng lượng mặt trời. Nếu không gian không phải là vấn đề với bạn, bạn có thể xem xét lựa chọn các loại tấm pin hiệu quả về chi phí như pin năng lượng mặt trời Poly chẳng hạn.
- Mái nhà bị hạn chế không gian: Không sao cả! Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các loại pin mặt trời thiên về hiệu quả kích thước hơn như tấm pin năng lượng Mono, loại này có giá cao hơn nhưng ở cùng một kích thước thì chúng sản xuất điện nhiều hơn pin Poly.
Nếu mái nhà không phải là một lựa chọn tốt đối với trường hợp của bạn, chúng tôi có thể xem xét đến việc lắp đặt trên mặt đất hoặc gắn trên cột.
4. Chọn thiết bị năng lượng mặt trời hòa lưới
Như vậy đến đây, bạn đã phần nào biết được quy mô hệ thống mà bạn cần. Bây giờ chúng ta sẽ tính toán xem cần phải mua sắm những gì?
Từ ví dụ của tôi ở trên, tôi đang cần một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới 5kW hay nói cách khác là một số lượng tấm pin năng lượng mặt trời có tổng công suất là 5.000 watt. Dưới đây là một vài “cấu hình” mà tôi có thể lựa chọn cho mình:
Lựa chọn | Số lượng tấm pin | Diện tích lắp đặt | Inverter yêu cầu |
Hệ thống hòa lưới, sử dụng pin Mono Canadian 445W | 13 | 26 m² | Inverter hòa lưới INVT Solar 5kW |
Hệ thống hòa lưới, sử dụng pin Poly Canadian 410W | 14 | 28 m² | Inverter hòa lưới INVT Solar 5kW |
5. Tính toàn lợi nhuận hệ thống mang lại.
Hiện nay, Nhà nước đang có các chế độ đãi ngộ rất tốt cho những người dân, doanh nghiệp lắp hệ thống điện mặt trời và mua lại sản lượng điện mặt trời dư thừa của người dân với giá tốt.
Hiện tại đối với điện NLMT áp mái hòa lưới thì nhà nước đang mua lại với giá 1.943 đồng/ Kwh
Vậy với hệ thống 5KW như trên được đưa hoàn toàn lên lưới thì mỗi tháng sản sinh được 700Kwh tương đương 1.360.000 tiền điện.
Chưa kể trong quá trình sữ dụng chúng ta dùng xe kẽ điện trong nhà nên vừa có thể giảm được giá điện bậc cao (do ta dùng điện nhà nước theo giá bậc thang) và còn dư t mới ban lại cho điện lực thì sẽ thấy được lợi nhuận còn cao hơn.
Ví dụ chúng ta giảm được 300 kWh điện bậc 6 còn lại 400 kWh đẩy lên lưới thì t tính được lợi nhuận như sau:
300 x 2.927 (giá điện bậc 6) + 400 x 1.943 (giá điện nhà nước mua) = 1.660.000 tiền điện
Hệ thống hoạt động với tuổi thọ ngoài 20 năm thì đây xứng đáng là 1 hinh thức đầu tư lợi nhuận trong tương lai.