Theo một nghiên cứu gần đây, loài voi có thể giúp kiểm soát một phần sự nóng lên của hành tinh nhờ vào thói quen ăn uống của chúng.
Vượng Nguễn
Chủ Nhật,
04/06/2023
Theo một nghiên cứu gần đây, loài voi có thể giúp kiểm soát một phần sự nóng lên của hành tinh nhờ vào thói quen ăn uống của chúng.
Thật vậy, theo một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS), thiên hướng tự nhiên của loài voi là ăn những cây lá nhỏ. Điều này cho phép những loài cây lớn hơn có cơ hội để phát triển, đồng nghĩa với việc có nhiều carbon được thu giữ hơn. Ngoài ra, voi di chuyển kiếm ăn trên diện tích rộng, phân tán hạt giống và giẫm nát thảm thực vật thấp giúp cho các cây cao hơn phát triển.
Về cơ bản, bất cứ nơi nào voi đang kiếm ăn, ô nhiễm carbon làm hành tinh nóng lên sẽ được loại bỏ khỏi không khí.
Trong một mô phỏng do các nhà nghiên cứu thực hiện, khả năng lưu trữ carbon của một khu rừng sau khi voi đi qua kiếm ăn sẽ tăng từ 5,8% ở Cộng hòa Congo và 9,2% ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Đáng buồn thay, quần thể voi đã giảm dần trong nhiều thập kỷ qua nạn săn trộm và mất môi trường sống do con người gây ra.
Quần thể voi rừng châu Phi đã giảm 86% trong khoảng thời gian 31 năm, trong khi quần thể voi thảo nguyên châu Phi giảm 60% trong khoảng 50 năm qua. Hiện voi rừng châu Phi được xếp vào danh sách “cực kỳ nguy cấp”, trong khi voi thảo nguyên châu Phi “có nguy cơ tuyệt chủng”.
Trong một vòng luẩn quẩn, những con voi này đang mất khả năng sống và phát triển trong môi trường sống tự nhiên do sự can thiệp của con người, và theo nghiên cứu mới, chính sự vắng mặt của chúng có thể khiến hành tinh trở nên “khó ở” hơn đối với mọi người.
Tổ chức World Elephant Day nói rằng cách mà mọi người có thể thực hiện hàng ngày để tránh làm tổn hại đến quần thể voi vốn đã dễ bị tổn thương là nhận thức được những sản phẩm thương mại nào được nuôi trong các trang trại quy mô lớn xây dựng từ môi trường sống bị tàn phá của voi và tránh mua chúng. Chúng bao gồm cà phê, dầu cọ hay bất kỳ sản phẩm gỗ nào không được chứng nhận bởi Hội đồng quản lý rừng thế giới (FSC).
Nguồn: Maybe